Thứ Hai, 23 tháng 4, 2012

Khóc ra kim cương


Jody Smith, 35 tuổi, người Anh cho biết, mỗi khi khóc, thể xác cô đau đớn cực độ vì nước mắt của cô chứa những tinh thể "kim cương" lấp lánh sắc nhọn.

Bà mẹ một con này bị bệnh lắng đọng thủy tinh thể cystin, đây là một căn bệnh di truyền rất hiếm do một loại acid gọi là cystine tạo ra. Nó tạo ra những tinh thể nhỏ xíu, tập trung trong ngực và phổi của Jody và rơi khỏi mắt của người phụ nữ này bất cứ lúc nào là khóc, lóng lánh như đá quý.

Lần đầu tiên khi nói về căn bệnh của mình, Jody cho hay: "Bác sĩ và chồng tôi đều nói những tinh thể đó giống như các viên kim cương đẹp tuyệt vời song với tôi nó là một phiền toái đau đớn.

"Tôi biết, nghe kể thì có vẻ hay ho song thực tế là rất tệ, đặc biệt khi nắng chiếu vào mắt tôi. Tôi có cảm giác, trong mắt có cát. Hiện bệnh lắng đọng thủy tinh thể cystin chưa có cách nào chữa khỏi. Căn bệnh này gây tổn hại tới chức năng thận của người bệnh.
Người phụ nữ khóc ra "kim cương".
Tuy nhiên, Jody dũng cảm, sống ở Boston (Anh), đã khiến các bác sĩ bất ngờ vì họ cho rằng cô không sống quá được thời thiếu niên.

Jody đã trải qua hai ca cấy ghép thận. Sau lần cấy ghép đầu tiên, khi mới 9 tuổi, Judy bị một cơn đột quỵ. Tuy nhiên, cô đã hồi phục và làm ca cấy ghép thứ 2 vào năm 26 tuổi.

Hiện giờ, Judy có thuốc nhỏ mắt dành riêng nhưng chúng không có tác dụng mấy.

Jody, kết hôn với kỹ sư Chris - 35 tuổi, và có một con gái là Chloe 13 tuổi nói: "Nếu ai đó nghe nói gì về bệnh này và cho rằng họ có thể giúp tôi, tôi rất muốn giữ liên lạc với họ".
Theo VNN

Lạ lùng người phụ nữ khóc ra "kim cương"


Jody Smith, 35 tuổi, người Anh cho biết, mỗi khi khóc, thể xác cô đau đớn cực độ vì nước mắt của cô chứa những tinh thể "kim cương" lấp lánh sắc nhọn.

Bà mẹ một con này bị bệnh lắng đọng thủy tinh thể cystin, đây là một căn bệnh di truyền rất hiếm do một loại acid gọi là cystine tạo ra. Nó tạo ra những tinh thể nhỏ xíu, tập trung trong ngực và phổi của Jody và rơi khỏi mắt của người phụ nữ này bất cứ lúc nào là khóc, lóng lánh như đá quý.

Lần đầu tiên khi nói về căn bệnh của mình, Jody cho hay: "Bác sĩ và chồng tôi đều nói những tinh thể đó giống như các viên kim cương đẹp tuyệt vời song với tôi nó là một phiền toái đau đớn.

"Tôi biết, nghe kể thì có vẻ hay ho song thực tế là rất tệ, đặc biệt khi nắng chiếu vào mắt tôi. Tôi có cảm giác, trong mắt có cát. Hiện bệnh lắng đọng thủy tinh thể cystin chưa có cách nào chữa khỏi. Căn bệnh này gây tổn hại tới chức năng thận của người bệnh.

Người phụ nữ khóc ra "kim cương".

Tuy nhiên, Jody dũng cảm, sống ở Boston (Anh), đã khiến các bác sĩ bất ngờ vì họ cho rằng cô không sống quá được thời thiếu niên.

Jody đã trải qua hai ca cấy ghép thận. Sau lần cấy ghép đầu tiên, khi mới 9 tuổi, Judy bị một cơn đột quỵ. Tuy nhiên, cô đã hồi phục và làm ca cấy ghép thứ 2 vào năm 26 tuổi.

Hiện giờ, Judy có thuốc nhỏ mắt dành riêng nhưng chúng không có tác dụng mấy.

Jody, kết hôn với kỹ sư Chris - 35 tuổi, và có một con gái là Chloe 13 tuổi nói: "Nếu ai đó nghe nói gì về bệnh này và cho rằng họ có thể giúp tôi, tôi rất muốn giữ liên lạc với họ".

Theo VNN

Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2012

Bẽ mặt " đỉnh ca trí tuệ"

Người nước ngoài làm sạch Hồ Tây

Chui vào gốc cây, bụi rậm nhặt từng túi nilon, mẩu giấy, miếng kính vỡ, ống kim tiêm…, rất đông các vị phụ huynh và học sinh nước ngoài đã tích cực tham gia chiến dịch làm sạch Hồ Tây (Hà Nội) nhân Ngày Trái Đất 22/4.

Ngày làm sạch Hồ Tây là một hoạt động thường niên hưởng ứng Ngày Trái Đất do một trường quốc tế tại Hà Nội tổ chức. Ngoài các phụ huynh học sinh nước ngoài, cũng có nhiều tổ chức, sinh viên người Việt tham gia. Đây là năm thứ hai diễn ra hoạt động này. Năm ngoái, chương trình thu hút hơn 200 người. Năm nay, con số này đã lên đến hơn 400.
9h30 chủ nhật chương trình mới bắt đầu nhưng ngay từ sáng sớm rất nhiều người đã tập trung trước khuôn viên trường để chuẩn bị tư trang cần thiết. Hơn 10 đội, mỗi đội từ 15 đến 20 người dọn 10 điểm xung quanh hồ. Những điểm ở xa có xe đưa đón.
Ban tổ chức chuẩn bị hơn 500 đôi găng tay và túi nilon cho người tham gia. Bác sĩ một bệnh viện quốc tế trực tiếp hướng dẫn mọi người các biện pháp an toàn.
Anh ManFred (Đức) chui vào gốc cây nhặt rác. Cầm cái que nhỏ, anh đảo từng lớp lá lấy lên tất cả những rác khó phân hủy. Chỉ vài phút sau đó, anh đã gom được cả túi đầy.
“Con trai tôi học ở trường này nên bố con tôi nhiệt tình tham gia vào hoạt động này. Tôi phải chui vào gốc cây này để nhặt vì người ta vứt rất nhiều nilon”, anh Joy (New York) cho biết.
Các em học sinh cũng hăng hái gia nhập vào đội quân bảo vệ môi trường. Mặc dù còn rất nhỏ nhưng các em tự tay đeo găng, nhặt rác rồi tập kết về một điểm…
Chị FiliPa (Bồ Đào Nha) dẫn theo hơn 10 em nhỏ nhặt rác suốt dọc đường Tô Ngọc Vân. Có lúc thu được cái chai và mẩu sắt vụn, chị mang cho cửa hàng đồng nát gần đó.
Thậm chí, một mẩu giấy đã bám chặt vào đất, chị dùng chân đạp cho bung ra rồi vơ nó cho vào túi, đổ lên xe chở rác.
Mất gần nửa tiếng nhóm của chị mới nhặt xong những chai lọ, bóng đèn vỡ trong một bụi cây. “Cô Filida nói rằng những mảnh sành này sắc và rất nguy hiểm nên cần phải nhặt hết để tránh ai đó giẫm phải”, cậu học sinh Trần Nguyễn Anh Quân nói.
Ông MaRin và vợ (Anh) sống ở xóm Chùa, Hồ Tây tâm sự: “Năm nào tôi cũng tham gia vào ngày làm sạch Hồ Tây. Ai cũng biết Hồ Tây đẹp nhưng cũng như nhiều nơi khác, nó có rất nhiều rác”.
Không chỉ làm sạch ở vệ đường, nhiều người nước ngoài còn nhặt rác ven và dưới lòng hồ.
“Cả công ty tôi đều tham gia vào sự kiện này. Các phụ huynh nào đưa con mình đi để giúp các cháu năng động, sớm hình thành ý thức bảo vệ môi trường”, chị Nhung (nhân viên một công ty du lịch) chia sẻ.
“Năm ngoái, chúng tôi có 2 gia đình nhưng năm nay đã có 6 gia đình tham gia ngày này. Nhờ có chương trình mà các gia đình có thêm một hoạt động cuối tuần bổ ích. Các cháu nhỏ được giáo dục để yêu trái đất, yêu môi trường”, chị Doãn Minh Hoài (thành viên Câu Lạc Bộ EC2) cho biết.
Song song với hoạt động của sự kiện này còn có sự ra mắt Câu Lạc Bộ Bike Free – một tổ chức khuyến khích sử dụng xe đạp khi tham gia giao thông.

Phan Dương

Kỳ dị gà không đẻ trứng mà đẻ con

Dân Việt - Một con gà mái tại Sri Lanka đã sinh ra một chú gà con, nhưng điều kỳ lạ là chú gà con này lại không hề nằm trong trứng.

Trường hợp gà đẻ con trên xảy ra tại thành phố Welimada, Sri Lanka. Chú gà con đã hoàn thiện đầy đủ và khỏe mạnh, tuy nhiên, gà mẹ đã chết sau khi sinh.

Chú gà con sống sót nhưng gà mẹ đã chết vì có nhiều vết thương trong cơ thể

PR Yapa, trưởng cơ quan thú y thành phố Welimada, cho biết thay vì chui ra và được ấp bên ngoài, quả trứng lại “ở lì” thêm 21 ngày nữa và nở ra ngay trong cơ thể gà mẹ.

Ông kiểm tra xác gà mẹ và nhận thấy nó chết vì có nhiều vết thương bên trong cơ thể.

Theo BBC

Bí ẩn thợ săn nai đào được kho vàng khổng lồ

Bí ẩn thợ săn nai đào được kho vàng khổng lồ

Cho đến nay, những tay săn vàng ở Mỹ vẫn nói về nơi chôn giấu một kho vàng khổng lồ trong lòng đỉnh núi Victorio, như lời khoe khoang của Milton Ernest “Doc”Noss.

Vùng “Cát Trắng” ở bang New Mexico có môi trường khắc nghiệt, chỉ có chim săn mồi, rắn chuông và nai mới có thể sống được. Tháng 10.1937, Noss đi săn nai tại đây. Ông đi bộ lên đỉnh Victorio và do mệt mỏi khát nước, ông tìm dòng nước mát.

Tranh minh họa Noss tìm được kho tàng

Nhưng Noss phát hiện một cái lỗ: đó là cửa dẫn xuống một căn hầm rộng dẫn đến một hang lớn và trong một cái hốc của hang, Noss tìm thấy một cái rương cũ có khắc chữ “Bạc niêm phong” bằng tiếng Anh cổ.

Chiếc rương ấy chỉ là một phần nhỏ trong kho tàng mà Noss khoe tìm thấy: số vàng, bạc, đồ kim hoàn, tác phẩm nghệ thuật-gồm một bức tượng đức mẹ Maria của đạo chúa- cùng các thoi vàng nay có giá trị 1, 7 tỷ USD. Cho đến nay nó vẫn còn có thể nằm dưới lòng đất đỉnh Victorio.

“Trúng to” ?

Noss chào đời ở Oklahoma, là một tay bán thuốc dạo khắp nơi, năm 1933 lấy cô Ova Beckwith làm vợ và đặt biệt danh “Bé yêu” cho cô. Họ mở một phòng mạch nhỏ ở Hot Springs (New Mexico). Sau khi phát hiện kho tàng, Noss và vợ tranh thủ từng lúc rảnh để khám phá và Noss tìm được nhiều hành lang dẫn đến nhiều hang khác.

Rương của hãng xe Wells Fargo

Tại một hang, ông tìm thấy 79 bộ xương người và ở một hang sâu hơn là những thanh sắt rỉ. Ông đem chúng về cho “Bé yêu” kiểm tra. Cô vợ nói đó là vàng. Ban đầu Noss không tin, sau đó nói: “Nếu tất cả là vàng thì vợ chồng mình có thể gọi tỷ phú John D. Rockefeller là gã ăn mày”. Noss với vợ trong hang ấy có ít nhất 16.000 thỏi vàng.

Tại sao kho tàng khổng lồ ấy được chôn sâu trong các hang đỉnh Victorio? Có 4 giả thiết: nó có thể của Juan de Onate, người biến New Mexico thành thuộc địa Tây Ban Nha năm 1598 và chiếm đoạt số vàng, bạc, đồ kim hoàn của đế chế Aztec ở Mexico, trước khi ông ta bị triệu hồi về Mexico năm 1607.

Kiếm của sĩ quan Mexico

Kho tàng cũng có thể của hoàng đế Maximilian của Mexico những năm 1860: ông muốn đem số tài sản vượt biên khi biết có kẻ toan ám sát ông. Maxmillian bị giết năm 1867. Giả thiết thứ hai là nhà truyền giáo Larue người Pháp đến Mexico mở những mỏ vàng hồi cuối thế kỷ 18 đã chôn số vàng ở một hang trước khi bị giết.

Giả thiết cuối cùng là tù trưởng Victorio của một bộ lạc da đỏ Apache đã cướp những chiếc xe ngựa chở khách và chở vàng tìm được ở các mỏ vàng tại bang California. Victorio cũng bắt nhiều con tin, điều giải thích tại sao có nhiều bộ xương trong các hang, các rương của hãng xe ngựa Wells Fargo… Đỉnh núi được đặt theo tên ông ta.

Nhưng Noss chẳng quan tâm các giả thiết này. Mùa xuân 1938 tức 6 tháng sau cuộc khám phá, ông cùng “Bé yêu” đến Santa Fe để đăng ký quyền sở hữu kho tàng. Sau này, cháu ngoại của của “Bé yêu”là Terry Delonas cho biết: Noss và vợ thuê quyền sử dụng toàn bộ vùng đất quanh đỉnh Victorio với chính quyền bang New Mexico, và họ tuyên bố là chủ kho tàng tìm được trên ngọn đồi này. Delonas nói suốt thời thơ bé luôn được ông ngoại kể cuộc phiêu lưu của ông: “Ông tôi thích phiêu lưu và bị ám ảnh về kho tàng ấy. Bà ngoại thì ý chí mạnh mẽ, hăng hái”.

Vàng “chui”

Trong hai năm sau đó, Noss tích cực đào bới. Các nhân chứng kể nói ông đã lấy ra hơn 200 thỏi vàng nhưng giấu không cho mọi người biết, giấu cả “Bé yêu”. Trong số vật được Noss tìm thấy còn có những tài liệu viết năm 1797, ông ta đặt trong chiếc rương Wells Fargo và chôn trong sa mạc. Dù bản gốc không được tìm thấy, bản sao của một tài liệu được Giáo hoàng Pius III dịch: “7 là con số thiêng”.

“Bé yêu” về già

Thời ấy, việc sở hữu vàng không thuộc diện đồ trang sức là trái pháp luật, vì 4 năm trước khi Noss phát hiện kho tàng, quốc hội Mỹ thông qua Luật Vàng, cấm tư nhân sở hữu vàng, nên Noss không thể bán số vàng đào được. Theo Delonas, ông ngoại giấu các thỏi vàng này ở nhiều vị trí trên toàn vùng “Cát Trắng”: một số được giấu ngay ven đường lộ, số khác trong chuồng ngựa của nhiều trang trại lân cận, dưới cát và Noss dùng những viên đá điểm chút màu sắc để đánh dấu chỗ chôn.

“Rỗng túi”

Đầu mùa thu 1939, Noss quyết định mở một lối đi rộng hơn vào núi Victorio. Ông thuê kỹ sư mỏ Montgomery giúp việc. Hai người dùng thuốc nổ để mở lối đi này, nhưng hầm bị sập khiến Noss rất khó vào hang. Theo Delonas, Noss trở nên cáu kỉnh, cuối năm 1945 ly dị “Bé yêu” và hai năm sau ông cưới Violet Lena Boles, điều sau này dẫn đến chuyện tranh chấp quyền sở hữu.

Vợ chồng Noss

Theo Delonas, điều tệ hại hơn là việc ông ngoại chỉ lấy ra được khoảng 100 thỏi vàng và chăm chăm bảo vệ chúng. Suốt 9 năm, ông nỗ lực bán chúng ở chợ đen. Năm 1948, Noss gặp Charlie Ryan người Texas chuyên đào mỏ dầu và thỏa thuận đổi cho ông ta 51 thỏi với giá 25.000 USD, Ryan sẽ tìm cách mở lại lối đi vào hang.

Nhưng phút chót, Noss sợ Ryan “lừa” nên nhờ bạn Tony Jolly giúp mua lại 20 thỏi vàng tại một chỗ giấu mới. Ở đó còn có 90 thỏi nữa và Jolly khẳng định: “Chúng tôi đã chôn tất cả. Tôi đã cầm và trông thấy 110 thỏi vàng”.

Hôm sau, Noss và Ryan cãi nhau và theo Delonas thì Ryan rút súng ra dọa, buộc ông ngoại anh nói ra chỗ giấu nếu muốn còn sống. Noss cố chạy ra xe nhưng đã quá muộn, Ryan bắn vào đầu Noss, ông gục chết trước xe vào ngày 5-3-1949: trong túi chỉ có 1, 16 USD, 12 năm sau khi phát hiện kho tàng. Ryan bị buộc tội giết người nhưng sau đó được xử trắng án.

“Lách luật”

Nhưng cái chết của Noss không làm vụ kho vàng chìm vào quên lãng. Tin tức loan khắp nơi, nhiều tay săn kho tàng vào cuộc vì tin hãy còn 15.000 thỏi vàng trong các hang núi Victorio. Suốt 3 năm, “Bé yêu” cùng các con vất vả tìm lối dẫn tới kho tàng.

Nhưng năm 1952, khi họ gần vào được hang chính thì bang New Mexico bị buộc phải nhượng lại toàn bộ vùng đất quanh núi này để quân đội Mỹ mở rộng khu thử bắn tên lửa ở vùng “Cát Trắng”. Gia đình “Bé yêu” cùng mọi người khác bị cấm đến gần khu quân sự này, vì quyết định ngày 14.5.1951 của chính quyền bang Mexico hủy bỏ mọi vụ mua bán, sang nhượng đất để cung cấp đất cho quân đội. Nhưng chính quyền nói họ chỉ cho quân đội “thuê mặt bằng”, tài sản dưới mặt đất dù ở hình dạng nào cũng đều thuộc về chính quyền hoặc ai có quyền sử dụng đất.

Từ kiểu “lách luật” này, một số cựu binh không quân Mỹ gồm Thomas Berlett vẫn muốn thám hiểm các hang. Họ nhanh chóng tìm ra thứ bà góa Noss muốn tìm: “Khi cào lên các thỏi, chúng tôi biết ngay đó là vàng. Chúng tôi đánh dấu và khắc tên tắt của chúng tôi”. Berlett cùng các bạn cũng báo cáo cấp trên về số vàng nhưng bị cấm đào thêm.

Sau đó, nhóm kéo đến đặt mìn đánh sập cửa hang để bảo đảm không ai khác lấy số vàng. Một năm sau, Bộ quốc phòng Mỹ lập một chiến dịch quân sự “Tối mật” tại núi Victorio. Năm 1961, “Bé yêu” làm đơn yêu cầu quân đội ngưng đào xới đỉnh này. Năm 1963, quân đội yêu cầu chính quyền bang New Mexico cấp quyền khai thác khoáng sản nhưng bị từ chối. Dù vậy, các bức không ảnh vẫn cho thấy cuộc đào xới diễn ra cấp tập.

Để ngỏ

Nhưng do bị sức ép dồn dập, quân đội phải cho phép một số tư nhân-gồm “Bé yêu” và một cựu sĩ quan-thực hiện cuộc thăm dò 10 ngày tại đỉnh Victorio. Thời gian quá ít không đủ khai thác, họ đành bỏ cuộc. Nhưng có thông tin quân đội vào được một hang, đem các thỏi vàng về Đồn Knox cất giữ.

Ngày nay, quân đội Mỹ không hé răng có đào được vàng của Noss hay không. Năm 1979, “Bé yêu” qua đời mà không tìm được kho tàng, Jolly từng giúp Noss giấu vàng sau vài năm đã trở lại đào được 10 thỏi. Nhưng Delonas và gia đình Noss chẳng có được gì. Đối với họ, số phận kho tàng vẫn là một dấu hỏi lớn.

Delonas nói: “Chúng tôi quyết định chấm dứt công trình mà Noss khởi đầu và “Bé yêu” cố kết thúc. Chúng tôi sẽ để mở đỉnh Victorio để bí mật trong ngọn núi có thể được làm sáng tỏ”. Ông cũng cho biết: “Tôi có cảm tưởng quân đội vào những năm 1960 xử ép bà ngoại của tôi, dù chúng tôi không cáo buộc họ “chôm” số vàng và không gọi họ là bọn ăn cắp”.

Nhà khoa học Lambert Dolphin thuộc viện nghiên cứu Stanford từng tham gia cuộc tìm kiếm của tư nhân, nhận định có thể có kho vàng ở đó nhưng không thể đào tới dưới chân núi. Điều có nghĩa đỉnh Victorio có thể vẫn còn những món đồ kim hoàn, tác phẩm nghệ thuật và số vàng trị giá gần 2 tỷ USD. Có lẽ chẳng bao giờ biết được toàn bộ sự thật, nhưng điều chắc chắn là kho tàng ấy có thật.

Bí ẩn thợ săn nai đào được kho vàng khổng lồ


Bí ẩn thợ săn nai đào được kho vàng khổng lồ

Cho đến nay, những tay săn vàng ở Mỹ vẫn nói về nơi chôn giấu một kho vàng khổng lồ trong lòng đỉnh núi Victorio, như lời khoe khoang của Milton Ernest “Doc”Noss.

Vùng “Cát Trắng” ở bang New Mexico có môi trường khắc nghiệt, chỉ có chim săn mồi, rắn chuông và nai mới có thể sống được. Tháng 10.1937, Noss đi săn nai tại đây. Ông đi bộ lên đỉnh Victorio và do mệt mỏi khát nước, ông tìm dòng nước mát.
Tranh minh họa Noss tìm được kho tàng
Nhưng Noss phát hiện một cái lỗ: đó là cửa dẫn xuống một căn hầm rộng dẫn đến một hang lớn và trong một cái hốc của hang, Noss tìm thấy một cái rương cũ có khắc chữ “Bạc niêm phong” bằng tiếng Anh cổ.
Chiếc rương ấy chỉ là một phần nhỏ trong kho tàng mà Noss khoe tìm thấy: số vàng, bạc, đồ kim hoàn, tác phẩm nghệ thuật-gồm một bức tượng đức mẹ Maria của đạo chúa- cùng các thoi vàng nay có giá trị 1, 7 tỷ USD. Cho đến nay nó vẫn còn có thể nằm dưới lòng đất đỉnh Victorio.
“Trúng to” ?
Noss chào đời ở Oklahoma, là một tay bán thuốc dạo khắp nơi, năm 1933 lấy cô Ova Beckwith làm vợ và đặt biệt danh “Bé yêu” cho cô. Họ mở một phòng mạch nhỏ ở Hot Springs (New Mexico). Sau khi phát hiện kho tàng, Noss và vợ tranh thủ từng lúc rảnh để khám phá và Noss tìm được nhiều hành lang dẫn đến nhiều hang khác.
Rương của hãng xe Wells Fargo
Tại một hang, ông tìm thấy 79 bộ xương người và ở một hang sâu hơn là những thanh sắt rỉ. Ông đem chúng về cho “Bé yêu” kiểm tra. Cô vợ nói đó là vàng. Ban đầu Noss không tin, sau đó nói: “Nếu tất cả là vàng thì vợ chồng mình có thể gọi tỷ phú John D. Rockefeller là gã ăn mày”. Noss với vợ trong hang ấy có ít nhất 16.000 thỏi vàng.
Tại sao kho tàng khổng lồ ấy được chôn sâu trong các hang đỉnh Victorio? Có 4 giả thiết: nó có thể của Juan de Onate, người biến New Mexico thành thuộc địa Tây Ban Nha năm 1598 và chiếm đoạt số vàng, bạc, đồ kim hoàn của đế chế Aztec ở Mexico, trước khi ông ta bị triệu hồi về Mexico năm 1607.
Kiếm của sĩ quan Mexico
Kho tàng cũng có thể của hoàng đế Maximilian của Mexico những năm 1860: ông muốn đem số tài sản vượt biên khi biết có kẻ toan ám sát ông. Maxmillian bị giết năm 1867. Giả thiết thứ hai là nhà truyền giáo Larue người Pháp đến Mexico mở những mỏ vàng hồi cuối thế kỷ 18 đã chôn số vàng ở một hang trước khi bị giết.
Giả thiết cuối cùng là tù trưởng Victorio của một bộ lạc da đỏ Apache đã cướp những chiếc xe ngựa chở khách và chở vàng tìm được ở các mỏ vàng tại bang California. Victorio cũng bắt nhiều con tin, điều giải thích tại sao có nhiều bộ xương trong các hang, các rương của hãng xe ngựa Wells Fargo… Đỉnh núi được đặt theo tên ông ta.
Nhưng Noss chẳng quan tâm các giả thiết này. Mùa xuân 1938 tức 6 tháng sau cuộc khám phá, ông cùng “Bé yêu” đến Santa Fe để đăng ký quyền sở hữu kho tàng. Sau này, cháu ngoại của của “Bé yêu”là Terry Delonas cho biết: Noss và vợ thuê quyền sử dụng toàn bộ vùng đất quanh đỉnh Victorio với chính quyền bang New Mexico, và họ tuyên bố là chủ kho tàng tìm được trên ngọn đồi này. Delonas nói suốt thời thơ bé luôn được ông ngoại kể cuộc phiêu lưu của ông: “Ông tôi thích phiêu lưu và bị ám ảnh về kho tàng ấy. Bà ngoại thì ý chí mạnh mẽ, hăng hái”.
Vàng “chui”
Trong hai năm sau đó, Noss tích cực đào bới. Các nhân chứng kể nói ông đã lấy ra hơn 200 thỏi vàng nhưng giấu không cho mọi người biết, giấu cả “Bé yêu”. Trong số vật được Noss tìm thấy còn có những tài liệu viết năm 1797, ông ta đặt trong chiếc rương Wells Fargo và chôn trong sa mạc. Dù bản gốc không được tìm thấy, bản sao của một tài liệu được Giáo hoàng Pius III dịch: “7 là con số thiêng”.
“Bé yêu” về già
Thời ấy, việc sở hữu vàng không thuộc diện đồ trang sức là trái pháp luật, vì 4 năm trước khi Noss phát hiện kho tàng, quốc hội Mỹ thông qua Luật Vàng, cấm tư nhân sở hữu vàng, nên Noss không thể bán số vàng đào được. Theo Delonas, ông ngoại giấu các thỏi vàng này ở nhiều vị trí trên toàn vùng “Cát Trắng”: một số được giấu ngay ven đường lộ, số khác trong chuồng ngựa của nhiều trang trại lân cận, dưới cát và Noss dùng những viên đá điểm chút màu sắc để đánh dấu chỗ chôn.
“Rỗng túi”
Đầu mùa thu 1939, Noss quyết định mở một lối đi rộng hơn vào núi Victorio. Ông thuê kỹ sư mỏ Montgomery giúp việc. Hai người dùng thuốc nổ để mở lối đi này, nhưng hầm bị sập khiến Noss rất khó vào hang. Theo Delonas, Noss trở nên cáu kỉnh, cuối năm 1945 ly dị “Bé yêu” và hai năm sau ông cưới Violet Lena Boles, điều sau này dẫn đến chuyện tranh chấp quyền sở hữu.
Vợ chồng Noss
Theo Delonas, điều tệ hại hơn là việc ông ngoại chỉ lấy ra được khoảng 100 thỏi vàng và chăm chăm bảo vệ chúng. Suốt 9 năm, ông nỗ lực bán chúng ở chợ đen. Năm 1948, Noss gặp Charlie Ryan người Texas chuyên đào mỏ dầu và thỏa thuận đổi cho ông ta 51 thỏi với giá 25.000 USD, Ryan sẽ tìm cách mở lại lối đi vào hang.
Nhưng phút chót, Noss sợ Ryan “lừa” nên nhờ bạn Tony Jolly giúp mua lại 20 thỏi vàng tại một chỗ giấu mới. Ở đó còn có 90 thỏi nữa và Jolly khẳng định: “Chúng tôi đã chôn tất cả. Tôi đã cầm và trông thấy 110 thỏi vàng”.
Hôm sau, Noss và Ryan cãi nhau và theo Delonas thì Ryan rút súng ra dọa, buộc ông ngoại anh nói ra chỗ giấu nếu muốn còn sống. Noss cố chạy ra xe nhưng đã quá muộn, Ryan bắn vào đầu Noss, ông gục chết trước xe vào ngày 5-3-1949: trong túi chỉ có 1, 16 USD, 12 năm sau khi phát hiện kho tàng. Ryan bị buộc tội giết người nhưng sau đó được xử trắng án.
“Lách luật”
Nhưng cái chết của Noss không làm vụ kho vàng chìm vào quên lãng. Tin tức loan khắp nơi, nhiều tay săn kho tàng vào cuộc vì tin hãy còn 15.000 thỏi vàng trong các hang núi Victorio. Suốt 3 năm, “Bé yêu” cùng các con vất vả tìm lối dẫn tới kho tàng.
Nhưng năm 1952, khi họ gần vào được hang chính thì bang New Mexico bị buộc phải nhượng lại toàn bộ vùng đất quanh núi này để quân đội Mỹ mở rộng khu thử bắn tên lửa ở vùng “Cát Trắng”. Gia đình “Bé yêu” cùng mọi người khác bị cấm đến gần khu quân sự này, vì quyết định ngày 14.5.1951 của chính quyền bang Mexico hủy bỏ mọi vụ mua bán, sang nhượng đất để cung cấp đất cho quân đội. Nhưng chính quyền nói họ chỉ cho quân đội “thuê mặt bằng”, tài sản dưới mặt đất dù ở hình dạng nào cũng đều thuộc về chính quyền hoặc ai có quyền sử dụng đất.
Từ kiểu “lách luật” này, một số cựu binh không quân Mỹ gồm Thomas Berlett vẫn muốn thám hiểm các hang. Họ nhanh chóng tìm ra thứ bà góa Noss muốn tìm: “Khi cào lên các thỏi, chúng tôi biết ngay đó là vàng. Chúng tôi đánh dấu và khắc tên tắt của chúng tôi”. Berlett cùng các bạn cũng báo cáo cấp trên về số vàng nhưng bị cấm đào thêm.
Sau đó, nhóm kéo đến đặt mìn đánh sập cửa hang để bảo đảm không ai khác lấy số vàng. Một năm sau, Bộ quốc phòng Mỹ lập một chiến dịch quân sự “Tối mật” tại núi Victorio. Năm 1961, “Bé yêu” làm đơn yêu cầu quân đội ngưng đào xới đỉnh này. Năm 1963, quân đội yêu cầu chính quyền bang New Mexico cấp quyền khai thác khoáng sản nhưng bị từ chối. Dù vậy, các bức không ảnh vẫn cho thấy cuộc đào xới diễn ra cấp tập.
Để ngỏ
Nhưng do bị sức ép dồn dập, quân đội phải cho phép một số tư nhân-gồm “Bé yêu” và một cựu sĩ quan-thực hiện cuộc thăm dò 10 ngày tại đỉnh Victorio. Thời gian quá ít không đủ khai thác, họ đành bỏ cuộc. Nhưng có thông tin quân đội vào được một hang, đem các thỏi vàng về Đồn Knox cất giữ.
Ngày nay, quân đội Mỹ không hé răng có đào được vàng của Noss hay không. Năm 1979, “Bé yêu” qua đời mà không tìm được kho tàng, Jolly từng giúp Noss giấu vàng sau vài năm đã trở lại đào được 10 thỏi. Nhưng Delonas và gia đình Noss chẳng có được gì. Đối với họ, số phận kho tàng vẫn là một dấu hỏi lớn.
Delonas nói: “Chúng tôi quyết định chấm dứt công trình mà Noss khởi đầu và “Bé yêu” cố kết thúc. Chúng tôi sẽ để mở đỉnh Victorio để bí mật trong ngọn núi có thể được làm sáng tỏ”. Ông cũng cho biết: “Tôi có cảm tưởng quân đội vào những năm 1960 xử ép bà ngoại của tôi, dù chúng tôi không cáo buộc họ “chôm” số vàng và không gọi họ là bọn ăn cắp”.
Nhà khoa học Lambert Dolphin thuộc viện nghiên cứu Stanford từng tham gia cuộc tìm kiếm của tư nhân, nhận định có thể có kho vàng ở đó nhưng không thể đào tới dưới chân núi. Điều có nghĩa đỉnh Victorio có thể vẫn còn những món đồ kim hoàn, tác phẩm nghệ thuật và số vàng trị giá gần 2 tỷ USD. Có lẽ chẳng bao giờ biết được toàn bộ sự thật, nhưng điều chắc chắn là kho tàng ấy có thật.

21 ngư dân bị Trung Quốc giữ: 48 ngày giam cầm trong đói khổ


(Dân Việt) - “Trong 14 lần tra hỏi, họ đã đánh và chích điện tôi đến 60 lần” - anh Lớn nghẹn ngào kể. Con của anh Lê Lớn bức xúc: Sau khi bị bắt 3 ngày, họ bắt 10 ngư dân tàu chúng tôi đi dọn phân.

Vào lúc 1 giờ 30 sáng 22.4, tàu cá Ng-66074 đưa 21 ngư dân Lý Sơn (Quảng Ngãi) bị Trung Quốc bắt giam cập cảng Lý Sơn trong niềm vui vỡ òa của gia đình và người dân đất đảo.
2 tháng sút 7kg
Ngay khi bước chân lên đảo, 21 ngư dân đã được UBND huyện Lý Sơn tổ chức gặp mặt, động viên, thăm hỏi sức khỏe.
Thuyền trưởng Trần Hiền gặp lại vợ và các con sau chuyến biển đầy trắc trở.
21 ngư dân này đi trên 2 tàu cá, gồm tàu Qng - 66074 (có 11 ngư dân, do anh Trần Hiền, ở thôn Tây, xã An Vĩnh, làm thuyền trưởng) và tàu Qng - 66101 (có 10 ngư dân, do ông Lê Vinh làm chủ tàu). 2 tàu đều bị tàu Trung Quốc bắt cùng ngày 3.3 và 21 ngư dân trên 2 tàu đều bị giam cùng một chỗ.
Thuyền trưởng Trần Hiền nhớ lại giây phút kinh hoàng 48 ngày trước:
“Vào 15 giờ ngày 3.3, tàu tôi đang chạy ở toạ độ 16 độ 45 vĩ Bắc - 112 độ kinh Đông trên vùng biển Hoàng Sa (Việt Nam) thì tàu kiểm ngư 306 của Trung Quốc xuất hiện đuổi theo. Cách tàu tôi chừng 300m, tàu kiểm ngư Trung Quốc cho ca nô lao tới, áp sát tàu tôi.
3 lính Trung Quốc leo lên tàu dùng dùi cui lùa 11 ngư dân trên tàu lên mũi tàu. Họ điều khiển tàu về đảo Phú Lâm, rồi đưa 11 người chúng tôi lên nhốt trong một căn phòng chật chội. Tại đây, tôi thấy có 10 ngư dân của tàu cá QNg- 66101 vừa bị bắt vào buổi sáng (9 giờ).
Theo anh Hiền, 21 ngư dân bị giam giữ trong một căn phòng rộng chừng 40m2. Ăn uống thiếu thốn nên sức khỏe của các ngư dân đều giảm sút. Mỗi bữa một người chỉ được 1 chén cơm.
“Sau hơn 48 ngày mà tôi bị sút tới 7kg” - thuyền trưởng Trần Hiền cho biết.
Những ngư dân trẻ do ăn không no nên bị đói xỉu. “Nhiều hôm tui chỉ ăn nửa chén cơm, còn nửa chén nhường lại cho con là Bùi Văn Lan” - ngư dân Bùi Thu (tàu Qng - 66074) ứa nước mắt.
Dù ăn uống, sinh hoạt khổ sở, nhưng 21 ngư dân đều động viên nhau cố gắng vượt qua, chờ mong ngày trở về sum họp với gia đình, người thân.
Mất sạch tài sản
Tối 12.3, phía Trung Quốc cho anh Hiền gọi điện thoại về báo với gia đình là tàu đã bị bắt, gia đình gửi tiền chuộc 70.000 nhân dân tệ. Đến ngày 17.3, họ lại bắt anh Hiền điện về hối thúc gia đình nộp tiền chuộc.
“Từ khi bị bắt đến lúc được thả về, họ tra hỏi tôi đến 8 lần. Trong các lần tra hỏi, họ đều bịt mặt chúng tôi” - anh Hiền kể.
Trong 2 tàu bị bắt, tàu anh Hiền được cho về, còn tàu Qng - 66101 vẫn bị giữ lại. “Tàu cho về, nhưng ngư lưới cụ, máy dò cá, định vị, dầu... trên tàu, Trung Quốc lấy sạch, thiệt hại trên 240 triệu đồng. Đó là chưa kể 5 tấn cá đánh bắt được cũng bị lấy sạch”- Trần Hiền than thở.
“Anh em chúng tôi đang trắng tay. Chúng tôi tha thiết được sự hỗ trợ của các tổ chức, doanh nghiệp, Nhà nước... để đóng lại tàu, mua sắm ngư lưới cụ mà ra Hoàng Sa đánh bắt lại”.
Các ngư dân trên tàu QNg - 66101 của chủ tàu Lê Vinh cho hay, họ bị tàu kiểm ngư Trung Quốc bắt tại toạ độ 17 vĩ Bắc - 112 14 kinh Đông, trên vùng biển Hoàng Sa (Việt Nam). Ngư dân Lê Lớn (SN 1972) cho biết, anh chịu đòn thay cho thuyền trưởng (thuyền trưởng tàu này không có trong chuyến đi).
Trong 48 ngày bị giam giữ, họ tra hỏi anh Lớn tới 14 lần. “Trong 14 lần tra hỏi, họ đã đánh và chích điện tôi đến 60 lần” - anh Lớn nghẹn ngào kể lại.
Ngư dân Lê Văn Vương (con của anh Lê Lớn) bức xúc: Sau khi bị bắt 3 ngày, họ bắt 10 ngư dân tàu chúng tôi đi dọn phân. Ngư dân Nguyễn Dư trong lúc dọn phân đã bị dị ứng, nổi màu đỏ khắp người. Mùi hôi thối không chịu nổi.
Theo anh Lê Lớn, Trung Quốc đã thu tàu, 2.000 lít dầu, 1 máy định vị, 1 máy dò..., làm thiệt hại trên 600 triệu đồng. Phía Trung Quốc cũng thu 2,5 tấn cá và hải sâm mà tàu đánh bắt được, trị giá khoảng 300 triệu đồng.